49 kết quả phù hợp với "Nguyễn Nhuận Hồng Phương"
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 26) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Nguyễn Thừa đã có quyết định đi làm ở phòng hành chính thuộc ủy ban thị xã, tuy nhiên lý lịch vẫn luôn là con đường duy nhất cản trở anh. Sau một thời gian công tác, ủy ban đã nhận đơn kiện sử dụng con cháu phản động vào công việc chính quyền của nhân dân, buộc anh phải chuyển xuống phòng thủy lợi và đến Châu Lam làm công trình.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 25) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Cú sốc của gia đình và sự ra đi của mẹ khiến sức khỏe của cha Nguyễn Thừa ngày càng yếu đi. Trong một buổi sáng, ông đã lặng lẽ qua đời không một lời trăng trối. Sau tang bố, Nguyễn Thừa bỏ ý định xin đi bộ đội, anh quyết bỏ học để tìm việc làm.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 24) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Những năm học cấp ba, nhà trường tuyển chọn bồi dưỡng học sinh giỏi đi thi miền Bắc, Nguyễn Thừa đã được chọn vào tốp Văn còn cô bạn được chọn vào tốp Toán. Hai năm liền đi thi, cả hai đều đoạt giải Nhất, Nhì. Thành tích đó làm rạng danh cho cả tỉnh và nhà trường. Vậy nên, cả hai đã được Ban Giám hiệu đề nghị cử sang Liên Xô học.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 23) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Vì không được chữa trị kịp thời, mẹ Nguyễn Thừa đã không qua khỏi. Dẫu biết đó là vòng luân hồi của cuộc đời nhưng cả gia đình anh cùng làng xóm vẫn không tránh khỏi sự đau đớn, xót xa.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 22) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Vì cái nghề thu mua bán xe cũ của cha và cái nghề nuôi rắn của mẹ thuộc vào hàng hóa ngoại thương nhằm phục vụ cho giai cấp tư sản đã gắn cho gia đình Nguyễn Thừa tiếng phản động và người thuộc "tầng lớp khác", vì vậy gia đình anh khó mà thoát khỏi vòng lao tù. Sự việc xảy ra khiến cả nhà Nguyễn Thừa lao đao, mẹ anh lâm bệnh nặng.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 21) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, gia đình Nguyễn Thừa cùng làng xóm trở về phố Đệ Nhị, giờ là phố Văn Miếu. Nhà cửa được lợp lại, chị lớn đi lấy chồng, cha anh bắt đầu gom một số xe cũ hỏng mang về sửa sang rồi cho thuê. Mẹ anh thì khôi phục lại nghề sắn. Nguyễn Thừa cùng anh hai được đi học trở lại.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 20) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Tưởng như mọi hành động đối xử của bà Phó Chủ tịch với Hải Linh là nhiệm vụ tình cờ nhưng thực chất lại là sự sắp đặt của Chủ tịch thông qua Phó Chủ tịch. Anh nhờ bà đưa cho cô chiếc máy ảnh và cũng chính anh là người ngấm ngầm gửi tác phẩm của cô đi thi và đạt giải. Tuy Hải Linh biết rất rõ tất cả là ý đồ của Chủ tịch nhưng cô vẫn lờ đi như không hay.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 19) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Sau khi ở vùng tự do trở về Phúc An, người dân tản cư ai cũng lo hối lộ cho lão Lý trưởng bởi sợ gặp phiền phức. Riêng cha của Nguyễn Thừa không làm vậy nên ông bị lão nghi ngờ là gián điệp cho Việt Minh và kiếm cớ đó để cầm giấy đến nhà lục soát.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 18) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Hải Linh kể về khoảng thời gian cô nhận đỡ đầu một cô bé khuyết tật. Sau khi tâm sự và lắng nghe những ước nguyện ngây ngô mà chín chắn của cô bé 10 tuổi làm mọi việc bằng đôi chân, Hải Linh thưa chuyện với Phó Chủ tịch xã xin làm người đỡ đầu cho em để em được đến trường.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 17) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Từ ngày bỏ xứ đạo, Maria trở nên nửa tỉnh nửa mê. Cuộc sống hằng ngày của cô là lấy nhà ga, lề đường làm chỗ ngủ, đồ ăn thức uống nhặt được thứ gì thì dùng thứ đó. Không một ai có thể nhận ra cô nàng xinh đẹp thuở nào bởi có lẽ, cô không thể thoát ra khỏi ký ức trong căn hầm của cha Phêrô hôm đó.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 16) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Ở phần này, tác giả kể về nhân vật Maria - một mầm non xinh đẹp. Tuy bị người đời vứt bỏ nhưng Chúa lại tạo cho trần gian một nàng Eva mà bất cứ chàng trai nào cũng muốn trở thành Adam. Đức tin chồng chất đức tin, Maria nguyện hiến dâng cả phần hồn lẫn phần xác cho Chúa. Với cô, cha Phêrô là đức tin duy nhất. Chính vì vậy, lòng sùng kính nhiều khi làm cô nhầm lẫn giữa Chúa và cha.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 15) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Cuộc sống hôn nhân của Hải Linh không đơn thuần như những cặp đôi khác. Mọi hành động của cô đều bị chồng quản lý. Viện lý do sợ cô mang thai vất vả, gã đã không cho cô tham gia công tác xã hội. Ngoài công việc dạy học, cô không được phép quan hệ giao du với bạn bè. Những lý luận hành động của gã đều để khẳng định cho việc "dạy vợ từ thuở còn thơ".
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 14) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Lợi dụng sự si mê tình ái của gã thợ ảnh trong lần gặp lại, Hải Linh đã đưa hắn vào tròng. Chỉ sau hơn một tháng, đám cưới của cô và hắn đã được diễn ra. Dù có cảm thấy ăn năn, hối lỗi nhưng cô vẫn luôn tự đấu tranh tư tưởng, tự tìm lý do để biện bạch cho cho mưu mô của mình.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 13) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Cứ ngỡ đồng ý lời cầu hôn của tổ trưởng, Hải Linh sẽ có cuộc sống bình yên. Nhưng khi biết tin cô mang thai, anh đã trốn tránh trách nhiệm với lý do gia đình không đồng ý. Bụng mang dạ chửa đi nhận quyết định công tác, cô còn bị Trưởng phòng nông nghiệp lừa lọc để có những hành vi đồi bại với mình.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 12) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Dân Phúc An đã nhiều ngày cùng nhau tản cư vào rừng. Vì không chịu được điều kiện thiếu thốn, vất vả mà một số gia đình giữa đường phải quay về. Trong những ngày này, Nguyễn Thừa bệnh nặng tưởng chết. Khi cả gia đình đã chuẩn bị cho sự ra đi của anh thì bà lang kiêm bà đỡ cùng thầy mo Sán Dìu đã kịp thời đến cứu giúp.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 11) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Ngược về thời thơ ấu của Nguyễn Thừa, nhân vật bà đỡ xuất hiện và được nhắc đến như một lang y của thị xã Phúc An. Mặc dù không được học bài bản qua trường lớp nhưng bà là người đỡ đẻ và chữa đủ thứ bệnh cho người dân nơi đây.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 10) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Mối quan hệ giữa tổ trưởng và Hải Linh đã có những tiến triển mới. Ở cạnh anh, cô luôn có cảm giác an toàn và được che chở. Mặc dù tổ trưởng không bao giờ nhắc đến cái đêm cô xảy ra chuyện với tên thợ ảnh, nhưng điều đó lại không mang đến sự thanh thoát trong lòng cô.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 9) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Gã thợ ảnh tán tỉnh nhiệt tình, Hải Linh xiêu lòng. Trong một lần hẹn hò, cô suýt để bản thân rơi vào dục vọng của hắn. Sự việc xảy ra ảnh hưởng lớn đến tinh thần nên cô phải nghỉ học về nhà vài hôm. Lúc này, tổ trưởng đã đại diện lớp đến thăm. Sự ân cần, lịch thiệp của anh khiến trái tim cô rung động.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 8) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Hải Linh kể về thời gian cô đi học tại Trung cấp Nông nghiệp trong tỉnh. Tại đây, cô quen hai chàng trai là tổ trưởng tổ học tập và anh nhiếp ảnh gia. Nếu như tổ trưởng luôn tỏ ra thờ ơ, lãnh đạm với cô thì tay nhiếp ảnh gia lại tấn công rất nhiệt tình.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 7) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Sau khoảng thời gian mang bầu vất vả, mẹ Hạ Linh đã hạ sinh. Tuy nhiên, đứa bé lại không có hình hài như một con người. Tin tức đẻ ra ma quái đã lan truyền khắp tỉnh. Liệu cuộc sống của cô và bố mẹ có trở lại được như xưa hay không?
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 6) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Nguyễn Thừa cùng Hải Linh tiếp tục kể cho nhau nghe về thời thơ ấu của mình, anh được lắng nghe về câu chuyện gia đình, cuộc sống hôn nhân của bố mẹ cô phải chịu hậu quả từ chiến tranh để lại. Việc có con của bố mẹ Hải Linh không mấy dễ dàng. Sau một thời gian chạy chữa thuốc thang, mẹ cô đã mang bầu và dự tính là con trai như mong muốn của cả dòng họ.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 5) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Trận chiến đấu của làng Quyết Chiến và làng Quyết Thắng bước vào đỉnh điểm trên bãi giữa. Một bên quyết ngăn đổi thủ lại không cho tiến lên cướp chiến lợi phẩm, một bên quyết đòi phải chia đôi thành tích. Cả một vùng náo loạn trong tiếng gào thét, từng cặp người xoắn vào nhau như ngày hội đô vật, bao nhiêu bức bối từ thuở nào, nhân đà này họ trút giận lên đầu đối thủ.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 4) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Về thời thơ ấu của Nguyễn Thừa, lúc đó, Nguyễn Thừa vẫn là em bé còn bú sữa mẹ, xong rồi trên lưng các chị Hai, chị Ba đến khắp các con phố trong thời loạn lạc. Đó là thời kỳ chiến tranh giặc Mỹ đánh phá miền Bắc. Mặc dù nằm trong điểm bắn phá của không quân Mỹ nhưng làng quyết chiến chưa bao giờ bị máy bay đánh trúng. Bom rơi, đạn nổ mới chạm tới đầu làng thì Mỹ phải ký hiệp định dừng ném bom miền Bắc.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 3) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Sau khi Nguyễn Thừa và Hải Linh tìm được cho mình chủ đề, ý tưởng sâu sắc từ cô bé sử dụng máy vi tính bằng chân và bức ảnh mang tên "Kiếm tìm", cả hai đã cùng ngồi lại uống vài cốc bia để ăn mừng. Cũng từ đây, Hải Linh đã bày tỏ và kể cho anh câu chuyện về đời mình, câu chuyện về cô gái công tác trong ngành nông nghiệp nhưng lại biết chụp ảnh.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 2) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Khoảng thời gian Nguyễn Thừa nhận viết bài cho doanh nghiệp, thấy cần có ảnh đăng kèm để bài viết có sức thuyết phục hơn, anh đã quen Hải Linh - cô nhiếp ảnh gia trẻ. Sau một thời gian làm việc chung, cả hai trở nên thân thiết, họ cảm mến nhau vì tình yêu với văn chương và cả sự chân thành của đối phương.
Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' (phần 1) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Là một tay ngang trong văn đàn Việt Nam, không theo văn chương từ sớm nhưng các tác phẩm của Nguyễn Nhuận Hồng Phương luôn được công chúng đón nhận và yêu mến. Tiểu thuyết 'Đồng vọng ngược chiều' của nhà văn là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của đội ngũ những người cầm bút Vĩnh Phúc sau 10 năm kể từ khi tái lập tỉnh và tách Hội Văn học nghệ thuật.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 23) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Giờ đây khi dám đối diện với sự thật, cả Nguyễn Công và ông Bao, bà Ở mới nhận ra tình yêu thương chân thành vẫn luôn tồn tại trong chính gia đình mình. Ở một diễn biến khác, vì không giành được mảnh đất nên Tâm Khịt đã tìm cách gặp Thanh Loan và nói hết với cô về lý lịch của Nguyễn Công. Thanh Loan sẽ phản ứng ra sao? Chuyện tình của Nguyễn Công và cô sẽ tiếp tục hay kết thúc?
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 22) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Bởi vì Nguyễn Công luôn nghĩ mẹ mình là người vì ái tình mà phản bội cha, nên ông Thông Huệ đã cho anh biết sự thật đằng sau cái chết đau thương của bà mà ông chôn giấu bấy lâu. Nguyễn Công cũng nói với ông Bao và bà Ở về sự việc anh đã thú nhận với cơ sở về nguồn gốc, lý lịch của mình.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 21) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Nguyễn Công cùng đoàn cán bộ thị xã đến Hạ Lỗi để duyệt phương án chuyển đổi từ cấy lúa sang trồng hoa. Đây là một bước tiến mới trong ngành nông nghiệp của xã Hạ Lỗi lúc bấy giờ. Ở một diễn biến khác, Tâm Khịt ngày càng trở nên táo tợn hơn khi anh trở mặt với người từng kiêng nể nhất - gia đình ông Bao.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 20) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Xã Hạ Lỗi có một phen nháo nhào khi đàn lợn nhà bà Gái bị ngộ độc không lý do. Giữa muôn vàn lời đồn đoán, ông Bao đã ngầm biết được đây là chiêu trò của Tâm Khịt. Ông thấy sợ vì hành động nhẫn tâm của anh ta với người đã từng cưu mang mình và biết đâu sau này anh ta cũng trở mặt với ông. Từ sự biệc của nhà bà Gái, mối quan hệ làng xóm giữa bà và bà Ở đã có những tiến triển tích cực.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 19) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Sự xuất hiện của nhân vật Bí thư xã An Phước cùng những tư tưởng tiên tiến của ông đã giúp Nguyễn Công vực dậy ý chí để làm đúng vai trò đảng viên và đối diện với hoàn cảnh sao cho trọn nghĩa vẹn tình. Bên cạnh đó, tình cảm của Nguyễn Công và cô giáo Thanh Loan ngày càng mặn nồng. Mặc cho những ân oán trước đây, anh cùng Thanh Loan bên cạnh cha cô những giây phút cuối đời.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 17) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Trong thời kỳ đổi mới, việc cải cách ruộng đất hiệu quả tạo ra kinh tế tại xã Hạ Lỗi lúc bấy giờ chỉ có duy nhất ông Thông Huệ làm được. Bằng tư duy tiến bộ, biết vận dụng điều kiện tự nhiên, ông đã được xã cấp cho mảnh đất để phát triển trồng cây hoa hồng của mình. Tuy nhiên, những kẻ cơ hội như Tâm lại chỉ muốn lấy mảnh đất đó phục vụ cho lợi ích cá nhân.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 18) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Những diễn biến tâm tư của Nguyễn Công được thể hiện trong đêm tâm sự với người đàn ông đánh cá - nhân vật thuộc giai cấp nông dân có tư tưởng tiến bộ lúc bấy giờ. Nổi bật là sự chuyển mình của anh khi quyết định giải thoát cho tâm lý để đối diện với Bí thư xã An Phước cùng tờ đơn tự kiểm điểm nói hết sự thật về nguồn cội của bản thân.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 16) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Dù chăm lo, nuôi nấng Nguyễn Công bằng cả tấm lòng và tình yêu thương, nhưng bà Ở và ông Bao lúc nào cũng lo sợ anh sẽ phụ lòng mà trở về với cha đẻ của mình. Khi biết đến sự việc Nguyễn Công đang tìm cách lấy lại ngôi nhà cũ cho cha đẻ, nỗi lo sợ ấy lại càng đau đáu trong lòng ông Bao. Chính bởi ông cũng tự nhận thức bản thân đã chiếm hữu và cắt đứt tình phụ tử của cha con Thông Huệ bằng những bản cam kết vô lý.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 15) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Từ ngày đạt được mục đích của bản thân, Tâm Khịt đã không còn phải giữ hình tượng lễ nghĩa trước người dân Hạ Lỗi. Trong cuộc tranh luận về mảnh đất mà xã cho thầy Thông Huệ sử dụng, Tâm Khịt bộc lộ bản chất ích kỷ và cơ hội đúng như con người của anh. Đây là cuộc đối đáp nghịch lý khi người nông dân lại đại diện cho công lý và lẽ phải còn cán bộ ủy ban xã, người trong hội đồng nhân dân lại đại diện cho những kẻ lách luật.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 14) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Nguyễn Công đã có cuộc gặp mặt riêng với cha của Thanh Loan. Lần gặp gỡ này, anh đến với vai trò là Chủ tịch xã An Phước để nói về việc thu hồi ngôi nhà cha con cô đang sinh sống. Tuy nhiên, với những bí mật trong mối quan hệ phức tạp mà cha Thanh Loan tiết lộ, Nguyễn Công đã không thể kìm nén và giấu diếm về thân phận của bản thân thêm được nữa.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 13) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Xã Hạ Lỗi được một phen "sôi sùng sục" khi Tâm Khịt là người có số phiếu bầu cao nhất. Là tân đại biểu Hội đồng xã, Tâm Khịt đắc chí, đắc thắng, nhưng đối với quân sư Bao đó chỉ là cái danh hão vì anh chưa là đảng viên. Vậy nên, Tâm Khịt đã tiếp cận Nguyễn Công.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 12) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Nguyễn Công rơi vào muôn vàn suy tư về cuộc đời, về những mối quan hệ nhiều chiều chằng chịt, hỗn độn. Ở địa vị xã hội anh đồng hành cùng bố mẹ nuôi, nhưng trong cuộc đời anh mang theo những hành trang của mẹ cùng những bước chân nghiệt ngã của cha đẻ. Giờ đây, anh phải đối diện với người anh yêu trong hoàn cảnh trớ trêu giữa ngưỡng cửa của cõi lòng trắc ẩn và nỗi đớn đau day dứt.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 11) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Nguyễn Công đã bắt đầu tiến hành các thủ tục lấy lại ngôi nhà cũ ở ngã tư An Phước, đây là cách duy nhất anh có thể làm để giữ lại tình phụ tử với cha đẻ Thông Huệ. Cùng lúc đó, Tâm Khịt đang loay hoay tìm mưu kế và sự trợ giúp của quân sư Bao để anh có thể chắc chân trong Hội đồng xã Hạ Lỗi.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 10) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Được gặp lại cha, được xưng hô bằng cái tên Trịnh Hạ và dự tính sẽ lấy lại ngôi nhà cũ như một sự cứu rỗi cho tâm hồn của Nguyễn Công. Lần gặp gỡ này cũng như một sự lý giải cho những thắc mắc mà anh luôn chôn giấu, cùng với đó là sự thật về bản cam kết giữa cha đẻ và bố nuôi của anh suốt hàng chục năm qua.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 9) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Mối nhân duyên của Nguyễn Công và cô giáo Thanh Loan đang dần trở nên đậm sâu thì Nguyễn Công nhận ra một sự thật đau đớn về mối quan hệ giữa thân sinh của anh và người anh yêu.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 8) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Mối quan hệ của Thanh Loan và Nguyễn Công bắt đầu có những bước tiến mới. Là người dè chừng trong chuyện tình cảm, Nguyễn Công chỉ dám nghĩ gặp gỡ, tiếp cận cô để có thể thăm lại ngôi nhà xưa cũ, nhưng nhờ vào sự chủ động mạnh dạn của cô giáo Thanh Loan những rung cảm mà cả hai đã giấu nhẹm bấy lâu đã dần được thổ lộ.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 7) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Để chen chân ứng cử vào Hội đồng xã, Tâm khịt phải trả lại điếm canh đê đang làm ăn, sinh sống cùng vợ để được lòng bà con. Dù là người ít học nhưng sự tài lanh và cơ hội của Tâm Khịt lại hơn bất cứ ai, cộng thêm có sự hậu thuẫn từ những người ưa nịnh và mưu mô, Tâm Khịt đã nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết. Hướng giải quyết của người tham lam ấy lại nhắm vào người đàn ông đáng thương - thầy Thông Huệ.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 6) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Vì không muốn tiếng phản động của mình mà con trai không được ăn học đàng hoàng, thầy Thông Huệ chấp nhận cho Trịnh Hạ thay tên đổi họ để trở thành con của người khác. Ông cũng không thể ngờ rằng, từ cái tên Trịnh Hạ đến Nguyễn Công chính là sự chia ly tình phụ tử.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 5) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Xuất thân là kẻ vô gia cư, sau 30 năm, Tâm đã có sự thay đổi. Tâm tham lam, hám quyền, muốn tham gia chính trị để được như Trịnh Hạ hay chính là Nguyễn Công bây giờ.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 4) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Ở phần bốn của cuốn tiểu thuyết, xuất hiện nhân vật Nguyễn Công cùng những hồi ức tuổi thơ của anh trên mảnh đất An Phước. Trở về ngôi nhà cũ tại ngã tư An Phước, anh cố tìm lại kỷ niệm cũ của gia đình nhưng ký ức chỉ có đau thương và nước mắt.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 3) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Chuyển đến mảnh đất Hạ Lỗi, thầy Thông Huệ mong cuộc sống của hai cha con sẽ bình yên, nhưng hóa ra ở đâu thầy cũng là đối tượng tình nghi, là kẻ phản động trong mắt mọi người. Đối với thầy, điều băn khoăn lớn nhất không phải là ánh nhìn của người đời mà là thái độ, suy nghĩ của cậu con trai Trịnh Hạ.
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 2) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Nhà văn Nguyễn Nhuận Hồng Phương đã đưa độc giả đến với mảnh đất và con người ở Hạ Lỗi trong giai đoạn cải cách ruộng đất với sự xuất hiện của hàng loạt nhân vật như: Tâm Khịt, Trịnh Hạ, Thông Huệ. Mối quan hệ giữa Tâm Khịt và Trịnh Hạ ra sao? Nguồn gốc, gia cảnh nhà con Trịnh Hạ như thế nào?
Tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' (phần 1) - Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Vốn không phải là người theo học văn chương từ sớm nhưng sau một biến cố của gia đình, Nguyễn Nhuận Hồng Phương đã đến với văn chương, theo học sáng tác và cho ra đời nhiều tác phẩm được công chúng đón nhận. Đài Hà Nội xin giới thiệu tiểu thuyết 'Tấn kịch ở Hạ Lỗi' của nhà văn.